[Giải đáp] Khi nào nên thay nước làm mát xe máy?

Thay nước làm mát xe máy là điều mà mọi người sử dụng phương tiện nên thực hiện đều đặn, nhằm đảm bảo hiệu suất vận hành ổn định và tăng tuổi thọ tối đa cho hệ thống máy móc. Vậy khi nào nên thay nước làm mát trên xe máy? Hãy cùng Yamaha tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây.

1. Nước làm mát xe máy là gì?

Nước làm mát xe máy là dung dịch gồm 2 thành phần cơ bản là nước cất và chất làm mát chuyên dụng LLC. Sản phẩm được dùng với mục đích giảm nhiệt độ cho động cơ hiệu quả, từ đó giúp phương tiện hoạt động tối ưu, cải thiện độ bền bỉ lâu dài và hạn chế hiện tượng nóng máy, ỳ máy.

2. Khi nào nên thay nước làm mát xe máy?

Các loại xe máy được làm mát bằng dung dịch sẽ một có bình dự trữ thể hiện rõ 2 vạch cao nhất (Upper) và thấp nhất (Lower). Nếu nhận thấy nước làm mát nằm dưới vạch Lower thì bạn cần chủ động bổ sung thêm, nhưng không nên đổ vượt quá vạch Upper để tránh bị tràn. 

Theo khuyến nghị từ nhà sản xuất, bạn nên thay nước làm mát xe máy sau khoảng 20.000 km/lần, giúp hệ thống làm mát luôn hoạt động hiệu quả nhất. Trong trường hợp thời tiết nắng nóng, dù không sử dụng xe máy thường xuyên nhưng bạn đừng quên kiểm tra bình đựng nước làm mát để thay thế khi cần.  

3. Hướng dẫn cách thay nước làm mát xe máy tại nhà

Dưới đây là các bước tự thay nước làm mát trên xe máy đơn giản tại nhà:

3.1. Xả hết dung lịch làm mát cũ

  • Bước 1: Bạn tắt động cơ xe và đợi nguội hoàn toàn trước khi thay nước mát.  
  • Bước 2: Dựng đứng xe lên, xác định vị trí bình đựng dung dịch tản nhiệt và mở lỗ thoát nước nằm ở dưới đáy bình. Sau đó, bạn lấy một chiếc xô hoặc chậu lớn, đặt ở phía dưới để chứa nước làm mát cũ.
  • Bước 3: Đổ đầy nước lọc vào bình chứa, đậy nắp lại và nổ máy trong 5 phút để làm sạch hết cặn dung dịch còn sót lại trong hệ thống làm mát. Lặp lại bước 3 khoảng 2 – 3 lần nhằm bảo đảm bình đựng sạch hoàn toàn. 
  • Bước 4: Mở lỗ thoát nước bên dưới đáy bình để xả hết lượng nước lọc ra. 

khi nào nên thay nước làm mát xe máy

Lấy hết lượng nước làm mát cũ trong bình giúp hạn chế trộn lẫn dung dịch mới và dung dịch cũ, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động. 

3.2. Pha dung dịch nước làm mát mới

  • Bước 1: Bạn kiểm tra thể tích bình nước tản nhiệt của xe và tính toán lượng nước làm mát cần sử dụng.
  • Bước 2: Pha dung dịch làm mát và nước lọc theo tỷ lệ phù hợp. 

Lưu ý: 

  • Lựa chọn đúng loại nước làm mát mà động cơ hiện đang sử dụng. 
  • Hạn chế trộn lẫn nhiều loại dung dịch với nhau.
  • Nên pha hỗn hợp nước làm mát với nước lọc theo đúng tỷ lệ nhà sản xuất khuyến nghị. 

3.3. Thay nước làm mát mới cho xe máy

  • Bước 1: Đặt phễu vào nắp bình đựng, sau đó bạn từ từ rót hỗn hợp nước làm mát vừa pha xong vào.
  • Bước 2: Để nắp bình ở trạng thái mở, bạn nổ máy cho động cơ tự chạy đến khi thấy bề mặt dung dịch xuất hiện hiện tượng sủi bọt khí.
  • Bước 3: Theo dõi nhiệt độ của động cơ thông qua kim đồng hồ hoặc đèn báo nhiệt độ trên táp lô xe (*). Nếu thấy nhiệt độ ổn định thì bạn đóng nắp bình nước tản nhiệt lại và có thể bắt đầu sử dụng phương tiện như bình thường.

(*) Khoảng 80 độ C với động cơ dùng xăng hoặc trên dưới 90 độ với động cơ dùng dầu Diesel được xem là bình thường.

thay nước làm mát xe máy

Sau khi đổ đủ lượng dung dịch làm mát động cơ cần thiết, bạn nên thử khởi động máy để kiểm tra nhiệt độ động cơ.

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc khi nào nên thay nước làm mát xe máy, cùng kinh nghiệm tự thay mới dung lịch tại nhà hiệu quả.

Trong trường hợp không có nhiều thời gian hoặc không thể tự thực hiện thay mới nước làm mát tại nhà, bạn có thể mang phương tiện đến đại lý Yamaha gần nhất (Xem chi tiết) để đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề hỗ trợ. 

>> XEM THÊM: XE MÁY ĐI BAO LÂU THÌ THAY NHỚT VÀ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin chăm sóc xe đúng cách hữu ích, bạn có thể truy cập vào website chính thức của Yamaha hoặc theo dõi Fanpage Yamaha Motor Vietnam.

Tận hưởng phong cách sống tiện ích với chiếc xe Yamaha của bạn.

Yamaha Close

My Yamaha Motor

Bảo hành miễn phí và tiện ích khác

Yamaha Star

Cài Đặt Ứng Dụng