Hiện nay, xu hướng thế giới đang hướng tới những phương tiện giao thông sử dụng điện, chuyển đổi năng lượng xanh để bảo vệ môi trường. Theo đó tại Việt Nam, không thể không kể đến xe máy điện đang được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng Yamaha tìm hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm này nhé!
1. Xe máy điện là gì?
Xe máy điện là xe gắn máy có 2 hoặc 3 bánh, dẫn động bằng động cơ điện với công suất tối đa 4 Kw, vận tốc không vượt quá 50 Km/h.
So với xe máy chạy bằng xăng, xe máy điện xuất hiện muộn hơn. Tuy nhiên, các model xe máy điện hiện nay dần được nâng cấp đáng kể, mang lại khả năng vận hành vượt trội và sự tiện dụng tối đa cho người dùng.
Ngày 30/12/2022, Yamaha Việt Nam chính thức ra mắt mẫu xe máy điện Neo’s thu hút sự quan tâm của hàng triệu khách hàng thành thị.
>> Xem thêm: Yamaha Motor Việt Nam chính thức ra mắt xe điện NEO’s
2. Cấu tạo của xe máy điện
Một chiếc xe máy điện được cấu tạo từ các bộ phận sau:
– Động cơ điện: Đây là thiết bị giúp chuyển đổi năng lượng từ điện năng sang năng lượng cơ học để xe chuyển động. Thông thường trên xe máy có 2 loại động cơ điện:
- Động cơ chổi than xuất hiện từ lúc xe máy điện ra đời nên khá phổ biến, hiệu suất ổn định, giá thành rẻ, nhưng phải thay thế chổi than đã mòn sau một thời gian sử dụng.
- Động cơ không chổi than với hiệu suất cao, xe vận hành êm ái dù ở tốc độ nào, đồng thời giảm thiểu mất mát động năng, tuổi thọ cao và tiết kiệm được chi phí thay thế chổi than.
– Pin sạc: Đây là thiết bị không thể thiếu của xe máy điện, giúp cung cấp nguồn điện cho xe hoạt động. Hiện có 2 loại là:
- Ắc quy chì có hiệu năng thấp (chỉ đạt 80 – 85%), trữ ít điện năng, do đó xe chỉ đi được quãng đường ngắn (45 – 50km), trọng lượng nặng (khoảng 12 – 15kg), không có khả năng kháng nước, tuổi thọ ngắn (1 – 2 năm).
- Pin Lithium có hiệu năng cao (hiệu suất lên đến 95%), trữ điện năng lớn nên xe đi được quãng đường dài (70 – 80km), trọng lượng nhẹ (chỉ khoảng 8kg), có khả năng chống nước và chống cháy nổ, tuổi thọ cao hơn (4 – 5 năm).
– Tay ga điều khiển: Thiết bị được thiết kế ở bên phải xe máy điện (tương tự các loại xe máy thông thường) làm nhiệm vụ tăng hoặc giảm tốc độ của xe khi di chuyển trên đường.
– Bo mạch điều khiển: Hệ thống nhận tín hiệu trực tiếp từ tay ga điều khiển để đưa ra dòng điện hợp lý giúp xe di chuyển. Ngoài ra, nó còn cung cấp năng lượng cho đèn xe.
– Bo mạch điều khiển: Khung xe, bánh xe, bảng đồng hồ hiển thị, hệ thống đèn, phanh, còi xe, ổ khóa điện… là những bộ phận giữ vai trò hỗ trợ đắc lực giúp người dùng tham gia giao thông an toàn.
>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn sạc xe máy điện đúng cách, đảm bảo an toàn
3. Nguyên lý hoạt động của xe máy điện
Động cơ chính của xe máy điện được cấu tạo gồm phần vỏ và phần lõi. Phần vỏ động cơ (rotor) giữ vai trò bảo vệ cho các động cơ bên trong xe trước tác động của môi trường bên ngoài. Bên trong vỏ động cơ có nam châm giúp động cơ máy có thể quay được khi có dòng điện đi qua lõi. Phần lõi động cơ bên trong (stato) gồm cuộn dây đồng thành lõi, trục và các mắt động cơ.
Khi khởi động, dòng điện sẽ được truyền qua lõi động cơ, tạo ra từ trường. Sau đó 2 dòng từ trường của rotor phần chuyển động và stato phần đứng yên sẽ tạo ra chuyển động được gọi là mô-men, giúp làm quay động cơ xe từ từ, rồi sau đó khiến bánh xe chuyển động.
4. Xe máy điện có khác gì so với xe đạp điện?
Cả xe máy điện và xe đạp điện cùng vận hành bằng cách sử dụng động cơ điện, do đó có nhiều người nhầm lẫn giữa 2 dòng sản phẩm này. Tuy nhiên giữa xe máy điện và xe đạp điện có rất nhiều điểm khác nhau, cụ thể như sau:
Đặc điểm |
Xe máy điện |
Xe đạp điện |
Cách vận hành |
Chỉ sử dụng động cơ điện để di chuyển. Nếu xe hết pin, xe sẽ không khởi động được. |
Sử dụng động cơ điện và có bàn đạp trợ lực. Nếu xe hết pin, bạn vẫn có thể sử dụng bàn đạp để di chuyển. |
Công suất động cơ |
Không lớn hơn 4Kw |
Không lớn hơn 0,025 Kw |
Vận tốc lớn nhất |
50 Km/h |
25 Km/h |
Trọng lượng xe (bao gồm cả pin) |
Không lớn hơn 118kg |
Không lớn hơn 40 kg |
Quãng đường di chuyển (trong 1 lần sạc pin đầy) |
70 – 80 Km |
25 – 40 Km |
Giá cả |
10 – 50 triệu đồng (tùy sản phẩm) |
Dưới 10 triệu đồng |
5. Ưu & nhược điểm của xe máy điện
5.1. Ưu điểm:
Thân thiện môi trường: Xe chỉ cần sạc đầy pin để vận hành, không phải đốt cháy nhiên liệu nên không cần ống pô để xả khí thải, nhờ vậy giúp bảo vệ môi trường không khí. Ngoài ra, xe máy điện cũng vận hành êm ái, không gây tiếng ồn, góp phần giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn ở các khu vực thành thị.
Kiểu dáng thời trang: Đối tượng khách hàng mà xe máy điện hướng tới là giới trẻ nên thường được thiết kế với kiểu dáng hiện đại, năng động, không thua kém gì các dòng xe tay ga hiện nay. Hơn nữa, các sản phẩm còn có bảng màu trung tính, cả nam và nữ đều sử dụng được.
Tiết kiệm chi phí: Đối với xe máy dùng xăng, với 1 lít xăng đổ đầy thì xe chỉ chạy được khoảng 50km. Đối với xe máy điện, chỉ cần pin đầy trong 1 lần sạc là có thể chạy được quãng đường hơn 70km. Trong khi đó, chi phí sạc điện lại rẻ hơn rất nhiều so với chi phí đổ xăng, nhất là trong thời điểm giá xăng cứ liên tục tăng cao như hiện nay. Chưa kể, nếu sử dụng xe máy điện, bạn còn tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng, đặc biệt các thiết bị và phụ tùng xe máy điện dễ sửa chữa và thay thế hơn.
5.2. Nhược điểm:
Thời gian sạc pin lâu: Khi xe máy điện hết pin, bạn cần phải chờ ít nhất 7 – 8 giờ để sạc pin thì mới có thể di chuyển tiếp. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề quá lớn, nếu nhu cầu di chuyển của bạn không nhiều, thường theo lịch trình và ít phát sinh thì bạn hoàn toàn có thể sắp xếp thời gian sạc pin cho xe một cách hợp lý.
Di chuyển với quãng đường ngắn: Xe máy điện còn có hạn chế là mỗi lần sạc đầy, xe chỉ di chuyển 70 – 80km và để vận hành tiếp một quãng đường tương đương thì phải sạc 7 – 8 giờ tiếp theo. Đây là hạn chế chung của tất cả sản phẩm xe máy điện hiện nay. Tuy nhiên giải pháp khắc phục tối ưu là người dùng nên trang bị thêm pin phụ của hãng để gia tăng quãng đường di chuyển lên gấp đôi.
Kết luận: Khi nào nên mua xe máy điện? Khi một số gia đình đã sở hữu ô tô và cần thêm một phương tiện gọn nhẹ để di chuyển trong quãng đường ngắn. Hoặc đối với các bạn trẻ, nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên và chị em nội trợ chỉ di chuyển trong thành phố và muốn tìm cho mình một phương tiện tiện dụng thì xe máy điện là sự lựa chọn lý tưởng.
6. Xe máy điện của hãng nào uy tín?
Hiện thị trường xe máy điện ngày càng đa dạng, do đó bạn cần tìm hiểu kỹ càng về các thông số của sản phẩm. Theo đó, nếu lựa chọn hãng sản xuất uy tín và lâu đời, bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng xe máy điện.
Nhiều người đã tin chọn Neo’s – xe máy điện chính hãng đầu tiên của Yamaha tại Việt Nam. Sản phẩm tạo ấn tượng với động cơ điện thế hệ mới YIPU 2 không chổi than, làm mát bằng không khí giúp xe vận hành bền bỉ, tăng tốc mượt mà. Đặc biệt, xe sử dụng pin Lithium-ion 50,4V/19,2Ah nếu được sạc đầy sẽ di chuyển quãng đường 72km. Nếu bạn chọn lắp thêm 1 pin phụ (ngoài pin tiêu chuẩn), xe sẽ nâng quãng đường di chuyển lên đến 144 km, cho bạn thỏa thích di chuyển trong thành phố.
Lắp thêm pin phụ cho xe máy điện Yamaha NEO’s sẽ giúp kéo dài quãng đường di chuyển tối đa.
Ngoài ra, Yamaha NEO’s còn được đánh giá cao với các thiết kế và trang bị thân thiện với người dùng như: trọng lượng chỉ 98kg tương đương với chiếc xe tay ga thông thường, đuôi xe được trang bị tay nắm bằng kim loại giúp mang lại cảm giác chắc chắn khi dắt, cốp xe rộng 27 lít thoải mái chứa đồ đạc cá nhân, hệ thống khóa thông minh vừa tiện dụng – vừa an toàn. Đặc biệt, người sử dụng Neo’s còn có thể truy cập ứng dụng Y-Connect trên điện thoại giúp theo dõi hành trình đã di chuyển và cập nhật nhiều thông tin hỗ trợ từ nhà sản xuất.
Hiện Yamaha NEO’s với 3 phiên bản màu sắc Đen, Trắng, Xanh đang có mặt trên toàn quốc, mức giá 50 triệu đồng.
Hi vọng với những thông tin trên, bạn có thể hiểu rõ xe máy điện là gì và khác biệt như thế nào so với xe đạp điện. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm xe máy điện của Yamaha, vui lòng liên hệ Hotline (miễn phí) 18001588 hoặc đến cửa hàng Yamaha gần nhất để được tư vấn chi tiết.